Khiếu Kiếm Chỉ Giang Sơn

– Tử Vũ Nguyệt Diên –

Biên tập: Mây

-oOo-

Chương 69 – Chúc mừng, trân trọng.

Từng chuyện từng chuyện đại sự cứ như thế xảy ra trong năm đầu của Thiên Sách, giống như một hồi hí kịch quanh co khúc khuỷu khiến kẻ khác không kịp xem hết, lại làm cho mùa thu đông năm này đặc biệt dài.

Sự xuất hiện của Hoàng tử cuối cùng cũng khiến cho Hoàng thất Huyền gia vốn tàn tạ suy yếu nay lại thêm một tia vui mừng, Diệu đế bệ hạ lập con của Liễu phi làm Thái tử, gọi là Huyền Khiếu An, xác lập Hoàng trừ cho Đông Huyền, mùa đông hàn lãnh khác thường này, rốt cuộc cũng yên lặng trôi qua.

Để giữ lại thể diện cho Hoàng thất, quá khứ bí ẩn của tiểu Thái tử đều bị che giấu hết, Việt quý phi bị phế đi danh hiệu quý phi của mình, giáng xuống làm Việt tần (tần là thiếp). Ngay cả Việt Dung Kinh cũng an phận hơn rất nhiều.

Thế nhưng khiến người ta bất ngờ chính là, Diệu đế bệ hạ vẫn không có lập hậu, chỉ có người nói Bệ hạ và Liễu quý phi có một lần nói chuyện với nhau thật lâu, Liễu phi liền an tâm mà dưỡng tâm trong điện của Hậu cung, không hề bước ra ngoài nửa bước.

Kỳ thực từ lúc Thục Xuyên vương đột nhiên trở về, Bệ hạ tức giận, còn có thái độ đối đãi với hậu cung, hơn nữa trước đây ở trong Hoành Nguyên cung từng truyền ra lời đồn đãi, người sáng suốt đương nhiên đã nhìn ra được manh mối ở trong đó, lúc trước dâng không biết bao nhiêu là tuyển tú sĩ nữ đồ, bây giờ thì chẳng còn ai có can đảm không sợ chết mà trình lên Ngự thư phòng nữa.

Dù sao ở trên triều nhiều năm như vậy, người nào không phải là một tay già đời sát ngôn quan sắc cơ chứ? Đương nhiên, thuần thần (bề tôi thuần khiết, trung thành) như Bắc Đường Ngang tướng quân nói cho cùng vẫn là phượng mao lân giác a. (hàng quý hiếm)

Tiên đế băng hà, toàn quốc để tang ai điệu. Bệ hạ tự mình đi đến trước Hoàng lăng thủ tang, trước khi rời đi, Diệu đế một thân huyền y, cách một con sông nhỏ, trầm mặc mà đứng ở bờ bên kia của Hoàng lăng thê lương hùng vĩ.

Lần trước đứng ở chỗ này, y tới tiễn Tam đệ, khi đó gió thu xào xạc, chôn đi một đoạn hồi ức bi thống của y, cứ ngây thơ mà cho rằng sau cơn mưa thì trời sẽ sáng.

Hiện tại, y lại tới tiễn phụ thân mình, lúc này đông tuyết miên miên, bông tuyết trắng thuần đem cây cỏ trên đại địa đều che lấp mất, nhưng lại che không được cơn hàn băng sáp lãnh ở trong lòng.

Y từng hoảng hốt cho rằng sắc trời nửa sáng nửa tối kia là ánh bình minh của một ngày mới, thế nhưng hôm nay mới phát hiện ra rằng, nguyên lai, nó là hoàng hôn.

Nhành mai vàng trong Hoành Nguyên cung rốt cuộc cũng chầm chậm nở muộn trong những ngày cuối đông, Diệu đế bệ hạ thỉnh thoảng sẽ tới ngồi dưới tàng cây một chút, ngồi trên nhuyễn ghế khi còn sống Tiên hoàng hay nằm phơi nắng ở trên đấy, ngồi một chút liền đến buổi chiều.

Cây đào ở Ngự thư phòng đều đã bị chặt bỏ hết, thay vào đó là một vòng cây hồng đậu.

Đông đi xuân đến, chính là lúc hạt tương tư nảy mầm thịnh diễm nhất, cả vườn màu son diễm lệ, khiến cho Ngự thư phòng từ trước đến nay luôn thanh lãnh không còn cảm giác tịch mịch nữa.

Bên cạnh cửa sổ Ngự thư phòng, vẫn như trước dựng một cái điểu giá, song cửa sổ ấy lúc nào cũng mở ra, nhưng lại chẳng thấy bệ hạ dưỡng con tước điểu nào cả.

Diệu đế bệ hạ thỉnh thoảng sẽ ở trong thư phòng vẽ tranh, tựa như những việc y đã từng làm khi còn là Nhị hoàng tử, nhưng chưa từng có người nào thấy qua Ngự bút (tranh/chữ vua vẽ/viết) ấy là cái gì.

Tiểu hoàng tử cũng chẳng biết, cậu bé chỉ là ngoan ngoãn quy củ mà ngồi ở một góc của Ngự thư phòng, tập viết đọc sách, thỉnh thoảng len lén liếc mắt nhìn vị phụ hoàng đĩnh bạt lãnh tuấn lại túc mục nghiêm khắc kia.

Ánh mắt của cậu bé mang theo sự ngưỡng mộ, kính nể, sùng bái, lặng yên nhìn bóng lưng của phụ hoàng — phụ hoàng của cậu lẳng lặng đứng trước song cửa sổ luôn luôn mở rộng ấy, ngóng nhìn cái cây hồng hồng diễm lệ ở bên ngoài.

Huyền Khiếu An nhỏ bé không hề biết, phụ hoàng của cậu rốt cuộc là đang trông ngóng cái gì.

Mãi đến khi trận mưa xuân đầu tiên rơi xuống, xua tan đi cơn hàn ý túc sát của những ngày đông, băng tuyết ven Tương Tư hồ ở ngoại ô đế đô đã tan hết cả rồi, có rất nhiều du nhân và thuyền hoa tới du ngoạn, đâu đó chỉ còn lại những mẩu băng hoa nho nhỏ ngưng đọng trên ngọn cây hồng đậu, đã từng chứng kiến một mảnh tịnh bạch ngân trang ở đây mà thôi.

(Tịnh bạch ngân trang: ý là bị tuyết phủ nên đều thành màu trắng bạc)

Chỉ là, người đã từng hứa hẹn muốn tới du hồ ngắm cảnh, cũng giống như lớp sương tuyết ấy vậy, tiêu tán ở trong gió mất rồi.

Vị Thục Xuyên vương gia ấy trong năm đầu Thiên Sách, cũng không hề trở về nữa.

Thời gian như lưu thủy, chớp mắt đã hết một năm.

Xuân, ánh nắng ấm áp, gió nhẹ dịu dàng.

Cái gọi là nhất niên chi kế tại vu xuân (lo liệu 1 năm từ mùa xuân), thì vô luận là một người nông dân nhỏ bé trong đồng ruộng, cho đến Đế vương tôn quý trong Hoàng cung, đều là thời gian bận rộn cả.

Nghi thức tế lễ năm mới, xuân tế (thờ cúng xuân), xuân vi (kỳ thi mùa xuân), đóng quân, đồn điền, tu sinh dưỡng tức…

Ðợi cho qua cái giai đoạn này rồi thì mới có thời gian để thở, và khi những cánh hoa mai hoa đào dần dần lụi tàn hầu như không còn nữa, cũng là lúc cảnh xuân lặng lẽ trôi xa.

Mà gốc đại thụ to lớn trong Hoành Nguyên cung kia, vô số chạc cây từ lâu đã sống lại, phủ kín một tầng lá xanh rậm rạp.

Ban đêm, có tiếng ve kêu nho nhỏ vang vọng.

Trong chớp mắt, đã là hạ đi thu tới.

Bông lúa vàng như những đợt sóng triều mà liên miên trên vùng quê mênh mông bát ngát.

Diệu đế bệ hạ cải trang vi hành ôm tiểu hoàng tử lúc này đã sáu tuổi, đứng trong tầng tầng lớp lớp bông lúa bát ngát ấy, mắt nhìn xa xăm, bông lúa màu vàng kim cùng với ánh tà dương đỏ rực ở phía chân trời cùng hòa vào nhau, trên bầu trời xanh thăm thẳm, là những dải mây trắng bồng bềnh lướt nhẹ.

Trời thu tới rồi, vào đông còn có thể xa sao?

Một năm Thiên Sách bình thản vô ba, sau cơn cuồng phong tuyết vũ ấy đã đi tới phần cuối. (Thiên Sách là niên hiệu của Diệu Diệu sau khi lên ngôi hoàng đế, mùa thu năm rồi anh lên ngôi, đến thu năm nay là hết 1 năm nên phần cuối ở đây là hết 1 năm chứ ko phải là chấm dứt hết đâu nha :D)

Trong một năm này, từ một góc Tây Nam của Đại Lục, có những mẩu tin tức bé nhỏ xuyên qua biết bao nhiêu núi non trùng trùng điệp điệp, truyền tới Đông Huyền đế đô ở phương Bắc, sau song cửa sổ luôn luôn rộng mở của Ngự thư phòng.

Có người nói bạo loạn của Thục Xuyên trong lúc đó, là do một tên mật thám nhiều năm mai phục dò ra được một bí mật kinh thiên động trời.

Có người nói Thục Xuyên vương gia, ở trong một tòa thành nhỏ dưới chân núi Nga Lam, cất giấu một đứa con riêng, thân mẫu bất minh, lai lịch cũng bất minh.

Có người nói Tiêu vương gia đã chuẩn bị lập cậu bé ấy làm Thế tử, kế thừa tước vị Thục Xuyên vương.

Lại có người nói, đứa bé này, kỳ thực cũng không phải là cốt nhục của Vương gia…

Một người huyết thống bất minh, một dã chủng chẳng biết từ đâu tới làm sao có thể kế thừa vương vị, truyền thừa thần thoại của Thục Xuyên vương cơ chứ?

Hơn nữa Tiêu vương gia ngụ ở Đông Huyền lâu ngày không về, vì vậy, về vấn đề kế thừa Vương vị, là do những kẻ có tâm kích động xúi giục, khiến Thục Xuyên nổi dậy bạo loạn.

Còn có người nói, Tiêu vương gia vì để bác bỏ tin đồn, sau khi bình định hỗn loạn ở các nơi xong, mùa đông năm ấy cũng đã tự mình đi tới núi Nga Lam, đem đứa bé kia đón về Vương phủ.

Có người nói, có người nói…

Chờ tất cả những chuyện có người nói ấy rốt cuộc cũng có chứng cứ xác thực, vượt qua khắp mọi nẻo đường quanh co gập ghềnh, đưa tới án thai (bàn) của Diệu đế bệ hạ, cũng là lúc tân đế của Đông Huyền đã nghênh đón mùa xuân thứ hai rồi.

Diệu đế bệ hạ lúc này, đang ngồi ngay ngắn trên ghế thái sư ở Ngự thư phòng — có lẽ nói đại bộ phận thời gian trong năm y đều trôi qua ở đây cả.

Trên bàn trước mặt là một tấm bản đồ địa hình hành quân, bên cạnh là hai chồng tấu chương vừa phê qua, được để ngay ngắn chỉnh tề, cẩn thận tỉ mỉ.

Nước trà ở một bên đã nguội lạnh từ lâu lắm rồi, có vài cung nữ muốn tiến vào châm thêm trà, lại bị Thánh thượng quở mắng một chút, liền không có ai dám tới quấy rầy nữa.

Bút lông được gác bên mép nghiêng mực, ánh mắt của Đế vương dừng trên tờ mật báo, yên lặng nhìn hồi lâu, lâu đến ngơ ngẩn.

Tiêu Sơ Lâu…

Ba chữ này đã bị tận lực ẩn sâu vào mắt y, từ trong đáy lòng vừa hân hoan vừa loạn nhịp.

Dường như đã xa cách rất lâu rồi, xa đến giống như là chuyện của kiếp trước, lại tựa hồ rất gần, gần đến mức chỉ cần cúi đầu một cái là có thể thấy được.

— Phía dưới tay áo bào minh hoàng hoa quý, trên cổ tay là một chuỗi hạt cũ kỹ hồng hồng đã bạc màu.

Trong chiếc hộp gỗ cạnh bàn, cất giữ rất nhiều rất nhiều bức tranh.

Chân dung của người nọ, có gần, có xa, có bóng lưng, có sườn mặt, có cảnh táp nhiên múa kiếm, có cảnh thống lĩnh thiên quân, nhưng duy độc… Duy độc không có gương mặt.

Có lẽ thời gian trôi qua, cảnh còn người mất, người nam nhân sơ lãng tiêu sái ấy chỉ còn ở trong tâm của Đế vương mà thôi, những đường nét của người nọ vẫn còn rất rõ, cảm giác tồn tại mãnh liệt, thế nhưng lại quên mất khuôn mặt kia rốt cuộc là có bộ dáng gì rồi…

Cũng có lẽ là cảm giác đối với đối phương đã quá mức khắc sâu, thâm nhập cốt tủy, dung nhập huyết nhục, thế cho nên không thể dùng những nét bút tầm thường, cứng nhắc mà miêu tả nó được…

Cho dù là vậy, cho dù thời gian có vội vã chảy xuôi để rồi xóa tan đi rất nhiều thứ, thế nhưng Huyền Lăng Diệu vẫn cảm giác được trong lòng chập chờn có một cơn đau nhức — cũng không bén nhọn, cũng không bi thương, chỉ là một loại phiền muộn, một loại mệt mỏi, một loại cảm giác vô lực, bắt mà không được, đuổi mà không đi.

Y rút ra một tờ giấy viết thư ở một góc bàn, đột nhiên, muốn viết cái gì đó cho người nọ.

Nhấc bút lên, nửa ngày cũng chưa hạ xuống được.

Một giọt mực đen sẫm từ trên bút lông nhỏ xuống giấy, nhất thời nở thành một đóa hoa hắc sắc.

Diệu đế bệ hạ cuối cùng cũng nhẹ nhàng viết xuống bốn chữ.

Bút ý thanh nhã mà êm dịu.

— Chúc mừng.

— Trân trọng.

Nhân gian vào tháng tư ngập tràn hương thơm hoa cỏ, đào hoa trên núi vừa mới nở rộ.

Trên đại bộ phận thổ địa Đông Huyền, cây xanh đã bắt đầu nảy mầm, nhưng mà ở Tây Xuyên cao xa kia, vẫn còn đang hạ xuống một ít bông tuyết.

Đợi phong thư ngắn gọn bé nhỏ tựa hồ không có gì đáng kể ấy, vượt qua thiên sơn vạn thủy đưa đến chân núi Nga Lam ở Tây Xuyên xa xôi, là lúc, Thục Xuyên vương điện hạ nhưng lại không ở trong thành.

Núi Nga Lam phi thường vững chắc, cao vót đến tận trời, trên đỉnh quanh năm tuyết phủ một màu trắng, mây mù mờ ảo, cho dù Thục Xuyên có không ít những dãy núi nguy nga, nhưng cũng hiếm khi thấy được như vậy.

Dọc theo chân núi là những phiến đá thạch anh, được xếp ngay ngắn thành bậc thềm mà dẫn lên phía trên, nhìn cây cỏ xanh xanh dần dần tiêu điều thành mênh mông tuyết trắng, phiến đá dưới chân nhìn như vô cùng vô tận này cũng dần dần méo mó xiêu vẹo, một mùi vị cổ xưa mộc mạc đột ngột xông vào mũi, bỗng sinh ra một loại cảm giác thương hải tang điền.

Ở giữa sườn núi có một ngôi miếu cổ, hương hỏa rất vượng. Có người nói trăm năm trước đây, từng có một vị đại tông sư viên tịch hơn thế, đã lưu lại võ công tâm pháp bí tịch của mình cho hậu nhân sau này.

Chủ trì hiện thời được xem như là thế hệ đồ tôn của ông ấy, chỉ là tư chất không phải là thượng giai (đẳng cấp cao), theo quy theo củ mà luyện được tới cảnh giới bát phẩm, chỉ gần với cửu phẩm như cách một tờ giấy mỏng thấy không rõ sờ không được mà thôi, hai mươi năm qua cũng không thể phá được.

Vị chủ trì này có pháp danh là Kiện Vong (dễ quên), khi Thục Xuyên vương điện hạ còn là một tiểu thế tử mười tuổi, đã từng dạy bảo hắn không ít võ công, cũng coi như là sư đồ của Tiêu vương gia rồi.

Lúc này, Thân vương điện hạ thân phận tôn quý đang ở trong một gian thiện phòng (thiền phòng) nho nhỏ thanh u của sơn miếu, cùng Kiện Vong đại sư chơi cờ.

Bàn cờ bằng gỗ bình thường, quân cờ cũng bình thường, nhưng giữa cơn giao chiến qua lại của hai người, lại trở nên kinh tâm động phách, kỳ thú liên tục xuất hiện.

Thế cờ màu trắng của Vương gia tựa như một con cự long hùng hùng chiếm giữ, nhưng mà những quân cờ màu đen của đại sư lại giống như biển cả bao la, ung dung nuốt lấy nó, vô luận cự long có bay lượn thế nào đi nữa, trước sau vẫn bị nó ôn ôn hòa hòa mà lại kiên nhẫn vây quanh.

Từng chút từng chút, bất tri bất giác đã ăn mòn vào huyết nhục của cự long, xâm chiếm lấy thân thể của nó.

Cuối cùng, khi Tiêu vương gia lần thứ hai không yên lòng mà hạ xuống một con cờ trắng, Kiện Vong đại sư liền cười tủm tỉm nhặt lấy một quân cờ đen lên, không lưu tình chút nào mà nuốt lấy cái đuôi của con cự long nọ.

Bàn tay đang cầm yên can thoáng chốc cứng đờ, Tiêu Sơ Lâu căm tức mà xem xét con bạch long bị ăn vô cùng thê thảm của mình, mấp máy môi, đấu tranh với tư tưởng một là triệt để mất mặt, hai là chỉ để mất nửa khuôn mặt của mình, rốt cuộc cũng không chút do dự mà chọn cái sau.

Khuỷu tay chống trên bàn cờ hơi chút động động, “Rầm” một tiếng, cái hộp đựng cờ bị đổ ra, quân cờ bên trong đều rơi tung tóe trên bàn cờ, thế cục tổng thể trong nháy mắt đã trở nên lộn xộn ngổn ngang.

“Ai nha nha, bổn vương bị trượt tay a…” Nét mặt của Thục Xuyên vương dẫn theo thần sắc áy náy, “Làm thế nào bây giờ? Không bằng…”

— Ta chơi ván khác đi.

Tiêu vương gia giữa ban ngày ban mặt, mặt không đổi sắc mà chơi xấu người khác, hướng về khuôn mặt già nua đầy nếp nhăn của chủ trì đại sư ngồi ở đối diện, rất là vô tội mà nháy mắt mấy cái.

Bỗng nhiên, lão chủ trì “hắc hắc” lộ ra một tia cười nhạt, vươn hai ngón tay thon dài của mình ra, chuẩn xác không lầm mà đem tất cả những quân cờ bị rơi ở trên bàn nhặt lại bỏ vào hộp.

Kiện Vong đại sư nhưng một điểm cũng chẳng dễ quên chút nào, ông nhìn sắc mặt ảo não ân hận của Thục Xuyên vương gia, rốt cuộc cũng cảm thấy mỹ mãn mà nở nụ cười: “Vương gia, hiện tại có thể tiếp tục chơi rồi.”

Hứ! Cư nhiên lại quên mất trí nhớ của lão bất tử kia biến thái như thế nào.

Tiêu Sơ Lâu hung hăng run run da mặt, nhỏ giọng thì thào: “Đồ keo kiệt… Già như vậy rồi mà cũng chả có tí ngốc nghếch nào của người già là sao…”

Kỳ thực lão chủ trì cũng không lão, dáng vẻ gần bốn mươi tuổi, giống với một đại thúc bỉ ổi hơn. Phía trên là quả đầu trọc tròn tròn trơn nhẵn, ở giữa là sắc mặt lúc nào cũng giả trang đứng đắn nghiêm túc, còn về phía dưới sao… Thỉnh thoảng cũng rất có sức sống đó nha.

Khụ khụ, a di đà phật, thiện tai thiện tai.

Áo cà sa màu đỏ tùy ý rũ ở một bên, tăng bào màu vàng nhạt ở trên người phất phơ trong cơn gió chiều, hơi có chút vị đạo của một người đạo cốt tiên phong. (thần tiên)

Lúc này, lão chủ trì đạo cốt tiên phong ấy khẽ ngoáy ngoáy lỗ tai nói: “Vương gia mới vừa nói cái gì?”

“A, cái kia…” Tiêu vương gia chột dạ bỏ yên can xuống, làm bộ không nhìn thấy bàn cờ, đưa mắt chung quanh nói, “Ân, bao giờ ăn cơm a? Bổn vương bỗng nhiên có chút đói bụng.”

Lão chủ trì yên lặng nói: “Cái cớ này, Vương gia đã dùng qua một lần rồi.”

Tiêu Sơ Lâu cứng họng, nhưng vẫn như trước sĩ diện nói: “Bổn vương đói bụng không được sao?”

Ánh mắt trầm ngưng của lão chủ trì nhìn thẳng vào đôi đồng tử đen láy của đối phương, một lúc lâu, mới nhàn nhạt thở dài nói: “Vương gia sợ là không phải trong bụng trống trơn, mà là trong lòng trống trơn đấy.”

Lúc đó, ánh tàn dương xuyên thấu qua song cửa sổ thanh nhã của ngôi miếu cổ, chiếu rọi trên sườn mặt cứng ngắc của Tiêu Sơ Lâu, cứ như là lớp ngụy trang của hắn vừa bị xé mở, hết thảy tụ quang đăng (đèn pha) đều đem những tình tự chân thật bị hắn tận lực ẩn sâu trong đáy lòng ấy ra, vô hạn phóng đại, soi sáng rõ ràng.

Tiêu Sơ Lâu hơi nghiêng mặt đi, tránh khỏi ánh hào quang bức nhân ấy, đem hết thần tình vừa rồi chôn dưới lớp tóc mái đen nhánh của mình.

Trong thiện phòng nhất thời im lặng.

Chiếc chuông gió xanh đen dưới mái hiên leng keng lay động, thi thoảng cũng có tiếng chuông gõ trầm trầm hòa với tiếng tụng kinh du dương phiêu nhiên lọt vào tai.

Dưới ánh mắt cơ trí thâm thúy của lão chủ trì, tâm tư mà Tiêu Sơ Lâu phải dùng hết nửa năm mới bọc lại được thành một lớp dày tầng tầng lớp lớp, lại dường như vừa bị nứt ra một khe hở.

Nhưng chung quy cũng chỉ là trong nháy mắt mà thôi.

Lần thứ hai ngẩng đầu lên, đôi mắt đen có chút gợn sóng của Tiêu vương gia nay đã bình tĩnh trở lại, thậm chí còn dẫn theo một tia tiếu ý: “Đại sư từ lúc nào đổi nghề làm cố vấn thế?”

Lão chủ trì cũng không để ý tới lời đùa giỡn của đối phương, chậm rãi nói: “Dưới chân núi có thư gửi tới, bất quá lão nạp thấy Vương gia tâm như chỉ thủy (yên ả như nước), nghĩ chắc người cũng chẳng muốn xem, vì thế liền ngăn người truyền tin ở bên ngoài rồi.”

Tiêu Sơ Lâu sửng sốt: “Thư gì?”

Lão chủ trì hai mắt nhìn trời, quay mặt về phía ngược với ánh tịch dương mà hất hất.

— Từ phía Đông tới.

Bàn tay vươn đi lấy yên can đột nhiên run lên khe khẽ, Tiêu Sơ Lâu nhẹ nhàng “Nga” một tiếng, lại làm như không có việc gì xảy ra mà ngậm yên can vào miệng.

“Vương gia…”

Tiêu Sơ Lâu nhíu mi nhìn lão hòa thượng — Còn dong dài cái gì chứ?

Hòa thượng liếc mắt nhìn hắn, bình tĩnh nói: “Ngươi cầm ngược rồi…”

“……”

Ván cờ này, rốt cuộc cũng không có chơi hết được.

Khi ánh nắng chiều không cam lòng mà từ song cửa sổ chậm rãi trôi đi, Kiện Vong đại sư phải cho tăng nhân trong chùa học thêm lớp đêm, vì thế trước đi liền lưu lại một câu nói:

“Lão nạp năm đó cũng từng trải qua một đoạn cố sự như thế, không muốn buông rồi lại phải buông. Vì vậy mới tự đặt cho mình pháp danh là Kiện Vong, cứ nghĩ rằng một hai năm thì sẽ không thể quên được, nhưng mười năm tám năm rồi cũng phải quên thôi…”

“Đáng tiếc nhân sinh trên đời, hết tám chín phần đều không được như ý muốn, cái nên quên thì không quên, ngược lại cái không nên quên thì đã quên mất từ lúc nào rồi…”

Lão hòa thượng dừng một chút, chỉ vào Tiêu Sơ Lâu đang rung đùi đắc ý ở một bên mà tổng kết nói:

“Dễ quên là một môn học vấn, Vương gia ngươi đại để là một người có thiên phú…”

Tiêu Sơ Lâu mặc kệ tên hòa thượng điên này, hút một ngụm thuốc lào xong, tiện tay lấy một quân cờ ném về phía lão.

Kiện Vong đại sư khinh thường cười lạnh một tiếng, thập phần tiêu sái thong dong mà xoay người né tránh, sau đó…

— Sau đó “bộp” một tiếng đánh lên ván cửa, phát sinh tiếng vang kinh thiên thật lớn.

Đem mặt mũi của đại thúc hoa quý nọ chỉnh lại cho ngay ngắn…

Đây gọi là, thầy nào thì trò nấy a.

Tiêu vương gia chậc một tiếng, thân thiết hỏi: “Cửa có bị hư không thế?”

Chủ trì đại thúc: “……”